Trang nhất
 
 
Thông tin-Sự kiện
 
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
 
 
Thông Tin Chăn Nuôi
 
 
Gương Mặt
 
 
Thông Tin Thị Trường
 
 
Hỏi - Đáp
 
 
Thư Giãn
 
 
Rao Vặt
 
Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Quản Lý
5/12/2018 10:07:27
Chẩn đoán stress trên heo
Stress làm hệ miễn dịch của heo suy giảm khiến dịch bệnh dễ dàng xâm nhập và được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới phát sinh dịch bệnh.

Chăn nuôi tập trung với số lượng lớn khiến stress càng có điều kiện phát sinh. Chính vì vậy, trại chăn nuôi cần nỗ lực hạn chế những nguyên nhân gây stress trên heo.Để tìm ra nguyên nhân gây stress thì mỗi năm ta cần kiểm tra định kì stress khoảng 2 lần và đề ra phương pháp giảm stress cho trại.

Cho dù stress nhẹ nhưng nếu tích tụ lâu ngày thì sẽ gây stress nặng khiến giảm sức miễn dịch của nái.

Chẩn đoán stress:

Việc kiểm tra stress định kì rất quan trọng, các nông trại nên kiểm tra khoảng 6 tháng/lần.
Quan sát: nên quan sát kỹ hành động của heo nhằm xác định heo có bị stress hay không.
Bảo vệ động vật: tạo môi trường nuôi dưỡng thích hợp. Kiểm tra trang thiết bị có phù hợp, mật độ nuôi có thích hợp hay không.

Tiến hành kiểm tra và khắc phục: những tiêu chuẩn không đạt hay gần mức giới hạn thì cần có các biện pháp khắc phục. Dưới đây là các hạng mục kiểm tra các nguyên nhân chủ yếu gây stress trên heo:

Heo con: kiểm tra ngày sinh, các tác nhân gây bệnh, nhiệt độ chuồng trại, nước uống, sự cạnh tranh heo trong bầy, cai sữa.

Heo choai và heo thịt: kiểm tra nhiệt độ phòng, chênh lệch nhiệt độ trong ngày, mật độ nuôi, tác nhân gây bệnh, phương pháp cho ăn và uống nước, trạng thái khi ngủ và dáng di chuyển.

Nái hậu bị: dấu hiệu lên giống lần đầu, chiếu sáng, mật độ nuôi.

Nái mang thai: kiểm tra dấu hiệu rụng trứng, cám ăn vào, nhiệt độ chuồng, kí sinh trùng, chân, bề mặt chuồng.

Nái nuôi con: đẻ, lượng nước uống, sữa, nhiệt độ phòng có nóng không, cai sữa và kí sinh trùng.

Heo đực: tránh cho heo quá nóng hoặc quá lạnh, thiếu vận động.

Màu sắc trang phục làm việc như thế nào là phù hợp? Không nên chọn trang phục màu trắng. Nên chọn trang phục màu xanh lục giúp heo có cảm giác an toàn. Khi di chuyển trong trại nên di chuyển từ từ và không gây tiếng ồn.

Kiểm tra xem heo có phát ra tiếng kêu bất thường hay không? Nếu không có là trại có chiều hướng tốt. Tốt nhất là phải quan sát được hành động bình thường của heo. Mở cửa trại cai sữa khoảng 2~3cm, trước khi bật đèn, chú ý lắng nghe âm thanh trong trại. Kiểm tra xem có các tiếng kêu bất thường (không an toàn, bị đau) và nghe tiếng thở của heo có bình thường hay không.

Quan sát trạng thái heo: mở cửa ra và đi vào nhẹ nhàng, chỉ mở đèn khi cần thiết. Kiểm tra trên người heo có bất thường gì không và heo ngủ như thế nào. Thời gian phát hiện những bất thường của heo dễ nhất thường là vào ban đêm.

Quan sát chuyển động của heo: heo đi có bất thường và có con nào bị liệt hay không? Đồng thời kiểm tra luôn những heo ho và thở khó. Trường hợp heo con nằm trong lồng úm thì sau khi quan sát nhanh, lùa heo ra ngoài để quan sát kỹ hơn.

Kiểm tra nái có thoải mái và có bị viêm vú hay không? Điều chỉnh chuồng phù hợp với thể trạng nái.

Kiểm tra còn cám cũ trong máng và máng có sạch sẽ hay không? Kiểm tra cám cho ăn liệu có mùi bất thường không? Kiểm tra những nái trong chuồng ép có bị vấn đề về chân không? Heo có được uống đủ nước và màu nước tiểu như thế nào?
Nếu có kết quả kiểm tra của các trại gần đó để so sánh thì rất tốt. Trong trường hợp các trại cùng hệ thống, cùng điều kiện quản lý và môi trường nuôi thì so sánh kết quả sẽ giúp tìm ra được các điểm mạnh và việc chẩn đoán sẽ tốt hơn.

Đo lường và kiểm tra các hạng mục quan trọng:

Nhiệt độ:
Nhiệt kế nên được treo ngang với heo, ở vị trí ít bị ảnh hưởng nhất. Một trại ít nhất phải có hai nhiệt kế. Tốt nhất là sử dụng nhiệt kế tự động ghi lại nhiệt độ theo thời gian. Tối thiểu phải lắp nhiệt kế ghi được nhiệt độ cao nhất và thấp nhất.

Kiểm tra sự thông thoáng khí:
Nên mời các chuyên gia về thiết bị chuồng trại để đánh giá độ thông thoáng của chuồng trại (1 năm/lần). Thông thoáng khí chuồng trại không phù hợp thì FCR của heo thịt sẽ bị ảnh hưởng 0,2. Khi có chuyên gia tư vấn, ta sẽ có các biện pháp khắc phục thích hợp. Chi phí khắc phục môi trường nuôi chuồng trại vẫn ít hơn lượng cám mà ta tiết kiệm được.

Kiểm tra mật độ nuôi: Kiểm tra mật độ nuôi có phù hợp hay không. Nếu mật độ nuôi không phù hợp sẽ phát sinh nhiều vấn đề cho sức khoẻ của heo.

Nước uống: kiểm tra áp lực nước có phù hợp và vị trí núm uống có giúp heo uống dễ dàng hay không? Những nguyên nhân dưới đây rất dễ khiến heo bị stress:
- Núm uống không đủ so với số heo có trong chuồng.
- Núm uống có độ cao không phù hợp. Núm uống lắp quá thấp. Nên lắp núm uống có thể điều chỉnh được độ cao nhằm phù hợp với độ lớn của heo.
Kiểm tra nền chuồng và nơi ngủ của heo: nền chuồng được thiết kế phù hợp là rất quan trọng. Kiểm tra sự sạch sẽ của nền chuồng và hạn chế trơn trượt.

Kiểm tra trạng thái heo thời kì đầu mang thai:
Thời kì từ 7~28 ngày sau khi phối cần tạo môi trường không gây stress cho nái. Thời gian này nái cần phải được nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng hoàn toàn. Lưu ý rằng, trong thời gian này không nên cho ăn quá nhiều, nhưng nếu như nái quá ốm thì vẫn cần phải cung cấp đủ lượng dinh dưỡng.

Sau khi phối, tránh gió lạnh lùa vào nái, nhiệt độ chuồng duy trì khoảng 18oC. Duy trì lượng khí gas amoniac phù hợp dưới 12~15ppm.

Cần đầu tư thời gian để quan sát:
Việc chẩn đoán heo bị stress cần rất nhiều thời gian. Đặc biệt ta phải quan sát lúc heo ăn, lúc chúng hưng phấn, lúc di chuyển và nghỉ ngơi.

(Trích Ấn phẩm Chăn Nuôi Heo vol 77, tháng 1/2016)




Các tin khác :
loading...
loading...

Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn
©Copyright 2010 by Kiến Thức Chăn Nuôi Heo
®Kiến Thức Chăn Nuôi Heo giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập: stats counter